Cùng góp tiền
Chúng tôi ghé vào tham quan xóm đạo Từ Đức,ữngxómđạoởTPHCMlunglinhđónGiángsinhvớisựchungtaycủamọingườđệm ngồi bệt Tam Hà (TP.Thủ Đức) và xóm đạo Phạm Thế Hiển (Q.8). Ngay lập tức cảm nhận được không khí hân hoan của mùa lễ.
Nhiều người đi đường phải ngạc nhiên vì những hang đá, cổng nhà,... được trang hoàng lung linh, bắt mắt. Đèn trang trí sáng bóng rực rỡ trải dài qua các khu vực chung, làm cho bất kỳ ai cũng đều muốn dừng lại chụp ảnh khoảnh khắc này.
Được biết, các giáo dân bắt đầu trang trí từ ngoài đường phố đến nhà thờ... từ cuối tháng 11. Đến đầu tháng 12 gần như đã hoàn thiện.
Bà Ngọc Bích (40 tuổi, TP.Thủ Đức) đang cùng con vui chơi ở hang đá trước nhà cho biết: “Nhà chồng tôi đã để khoảng đất trước nhà từ xưa để dựng hang đá mỗi dịp Giáng sinh. Các Giáo khu khác cũng như chúng tôi cùng góp tiền, góp sức để trang trí cả con đường mừng ngày Chúa sinh ra đời”.
Giáo xứ Bình Thái tại xóm đạo Phạm Thế Hiển mỗi năm đều đầu tư dựng cây thông, hang đá rực rỡ.
Người đàn ông 58 tuổi theo đạo Công giáo đến tham quan nhà thờ chia sẻ: “Ông bà tôi vào đây lập nghiệp từ năm 1954. Trước đó quê tôi ở Nam Định, mọi người đã có xóm đạo nên vào Nam cũng lập nên xóm đạo Phạm Thế Hiển như vậy”.
Các em nhỏ háo hức trước không khí Giáng sinh.
MỘNG TUYỀN
Tương tự, ông Lê Anh Bình (50 tuổi, Q.8) cũng có ông bà di cư vào Nam năm 1954. Ông cho biết cả xóm ông từ ngoài Bắc đã ở gần nhau, vào đây cũng xây nhà, sinh sống bên cạnh nhau.
“Khoảng 20 năm nay chúng tôi mới bắt đầu đón lễ Noel long trọng hơn. Không những đẹp nhà, đẹp xóm mà còn là sự bày tỏ lòng biết ơn của những người con dành cho Chúa. Tôi rất vui và tự hào khi thấy mọi người đổ về tham quan, chụp ảnh”, ông nói.
'Hốt bạc' mùa giáng sinh nhờ làm 30.000 ngôi sao đèn LED, cao nhất 60 triệu đồng/chiếc
Cùng chung sức
Theo lời kể của những người dân ở xóm đạo, hàng năm đến dịp lễ Noel, các hộ gia đình sẽ cùng góp tiền để mua vật dụng cũng như chung tay trang trí, dựng hang đá.
Bà Lê Mai (45 tuổi, TP.Thủ Đức) cho rằng để một người, một nhà đứng ra làm một cái hang đá không ý nghĩa bằng việc cả xóm cùng chung tay, chung sức.
“Đèn nháy là chúng tôi góp tiền mua và tận dụng lại đồ năm trước. Ai có cái gì thì góp cái đó. Cứ thế, người có công thì góp công, có tiền góp tiền, có thùng trà đá thì góp thùng trà đá. Đã là của chung thì quan trọng vẫn là mọi người chung sức”, bà cho hay.
Hang đá được người dân trong xóm đạo cùng chung tay dựng nên.
MỘNG TUYỀN/UYỂN NHI
Không khí Giáng sinh tại giáo xứ Tam Hải (TP.Thủ Đức) và giáo xứ Bình Thái (Q.8).
MỘNG TUYỀN
Là gia đình không theo đạo Công giáo nhưng gia đình bà Hồng (57 tuổi, Q.8) cũng tham gia đóng góp nhiều cây xanh, đèn điện để trang hoàng cho hang đá của xóm. “Mỗi khi đến lễ là tôi háo hức lắm. Tôi không theo đạo nhưng góp vào cho vui, cho xóm thêm đẹp. Dù gì thì tình làng nghĩa xóm mới điều đáng trân trọng và ai cũng muốn hướng tới”, bà nói.
22 giờ ngày 13.12, tại đường số 4 (P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức), mọi người vẫn rộn ràng căng đèn dây trên những hang đá để chuẩn bị đón Giáng sinh sắp đến. Bà Phạm Thị Thoa (60 tuổi) cho hay, xóm luôn đoàn kết và gắn bó với nhau. Ngoài những dịp lễ, đi nhà thờ thì mọi người còn hay gặp nhau để nói chuyện, tâm sự, chia sẻ buồn vui như một gia đình.
Cũng theo bà Thoa, nói rằng năm nay tình hình thu nhập của mọi người giảm sút nên chi phí trang trí Giáng sinh ít hơn mọi năm. “Chúng tôi tận dụng đồ cũ, con đường này dài khoảng 380m và có hơn 40 hộ. Mỗi nhà góp vài trăm nghìn và chi phí trang trí hết khoảng 20 triệu đồng”, bà cho hay.